Dàn ý chứng minh nói dối có hại cho bản thân
Dàn ý chứng minh chủ đề: “nói dối có hại cho bản thân”, lập dàn ý sẽ giúp các em triển khai bài văn chứng minh tốt nhất. Sau đây là hướng dẫn lập dàn ý về chủ đề trên các em tham khảo để viết bài chứng minh đạt điểm cao.
Đề bài: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Bài dàn ý số 1
Bài chứng minh chủ đề trên sẽ gồm 3 phần như sau:
I. MỞ BÀI
– Dẫn dắt vào vấn đề nói dối có hại cho bản thân.
– Khẳng định: Nói dối có hại không chỉ cho bản thân mà cả người khác.
II. THÂN BÀI
Giải thích cho người đọc hiểu rõ: Thế nào là nói dối ? Vì sao nhiều người thường hay nói dối ?
Chứng minh: Nói dối là một thói quen xấu, có hại cho bản thân.
– Lí lẽ: Nói dối có hại như thế nào ? Nêu các dẫn chứng tác hại của nói dối:
+ Nêu lên một số câu chuyện trong văn chương về thói quen nói dối và tác hại.
+ Nêu câu chuyện từ trong thực tế, có thể lấy ví dụ minh họa từ bản thân hoặc những gì mà bạn thấy được trong cuộc sống về tác hại của nói dối như tạo thành lối sống tiêu cực, lừa gạt người khác,…
III. KẾT BÀI
– Nêu rõ ràng đây là thói quen xấu của con người và cần loại bỏ trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống.
– Mỗi người chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, tạo thành một lối sống lành mạnh cho bản thân cũng như mọi người bên cạnh.
Bài dàn ý số 2
I. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh đó là nói dối có hại.
Lời nói dối có thể che đậy một sự việc xảy ra với người khác tuy nhiên nói dối gây nhiều tác hại trong đó có đánh mất lòng tin từ người khác. Lời nói dối gây nhiều thiệt hại đặc biệt với bản thân chúng ta.
II. THÂN BÀI
Nói dối là gì? Nói dối là nói sai sự thật sai thực tế nhằm che giấu sự việc nào đó. Có thể sự việc đó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người nói.
Lời nói dối sẽ khiến người khác hiểu sai bản chất của vấn đề lệch lạc sang hướng khác.
Tác hại của lời nói dối
Lời nói dối ảnh hưởng nghiêm trọng về bản thân như trong học tập, công việc, cuộc sống.
Với bản thân người nói dối: thường xuyên nói dối khiến người khác mất niềm tin về bạn. Dần dần những lời nói của bạn sẽ mất giá trị.
Trong học tập: mất niềm tin từ bạn bè, thầy cô, bạn bè không còn tin tưởng hoặc trở nên nghi ngờ khi giao việc cho bạn.
Trong xã hội, cuộc sống: mất giá trị trong lời nói, tập thể xa rời. Làm việc gì cũng bị người khác ngờ vực.Lấy được niềm tin thì khó chứ đánh mất niềm tin rất dễ.
Với gia đình: bố mẹ không tin tưởng, làm việc gì cũng bị suy xét, ngờ vực.
Ví dụ
Trong câu chuyện cổ tích chàg trai chăn cừu liên tục đánh lừa bác nông dân rằng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu. Cả 3 lần đều nói dối. Tuy nhiên đến khi chó sói đến thật lúc này lời nói của cậu bé không còn ai tin, kết quả là cả đàn cừu của cậu đã bị sói thịt.
=> lời nói dối làm mất lòng tin của người khác.
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại vấn đề: nói dối có hại. Đồng thời liên hệ bản thân.
Niềm tin là thứ chỉ có 1 lần duy nhất, đừng vì những lời nói dối mà mất đi niềm tin. Những lời nói chân thật giúp người khác hiểu rõ vấn đề và khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Với 2 bài dàn ý chứng minh chủ đề “nói dối có hại cho bản thân” hi vọng học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu viết chủ đề này tốt nhất. Đừng quên ủng hộ website nhé.
Lớp 7 -