Tóm tắt Người trong bao Lớp 11
Gợi ý tóm tắt Người trong bao tác phẩm của tác giả Sê-khốp lớp 11 bằng một đoạn tóm tắt ngắn mà hay. Đây là bài viết mà văn 11 của dafulbrightteachers.org tự biên soạn không trùng lặp với các nội dung khác.
Nội dung bài viết
Tác giả
An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904) là một nhà văn người Nga kiệt xuất. Ông sinh ra ở thị trấn Ta-gan-rốc trong một gia đình buôn bán nhỏ. Không chỉ là một nhà văn, ông còn tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội với ý nghĩa lớn lao. Ông đã để lại hơn 500 các tác phẩm truyện cả ngắn và vừa. Trong đó phải kể đến “Anh béo anh gầy”, “Con kì nhông”, “Phòng số 6″… Các tác phẩm của ông từ những cốt truyện giản dị nhưng thường đặt ra những vấn đề to lớn trong xã hội với ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Với những đóng góp của mình, ông là nhà cách tân tài ba về thể loại truyện và kích nói của nền văn học Nga.
Tác phẩm
Tác phẩm được sáng tác trong khoảng thời gian nhà văn dưỡng bệnh tại thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, thuộc biển Đen. Đây là một phát hiện độc đáo của tác giả, “người trong bao” kể về cuộc đời của một nhân vật bị mắc chứng sợ hãi và sống chết đều thảm hại. Đó không chỉ là phản ánh thực trạng của xã hội mà nhà văn còn để lại những triết lý vô cùng đặc sắc.
Bố cục: chia 3 phần
-Phần mở truyện: là cuộc trò chuyện giữa bác thú y và thầy giáo ở gần nhà kho
-Phần thân truyện: Miêu tả chân dung và tính cách của nhân vật Bê – li – cốp
-Phần kết truyện: là nhận xét của người nghe chuyện – bác sĩ thú y
Tóm tắt truyện Người trong bao
Truyện kể về giáo viên tên là Bê-li-cốp, sống ở thành phố nước Nga, mặc dù là giáo viên giảng dạy những tính tình và cách sống rất kì quái. Ăn mặc lúc nào cũng kín đáo, luôn thích đi giày cao su, cầm ô …đặc biệt là để mọi thứ mình dùng trong cái bao.
Hắn ta là kiểu người sống trong vỏ bọc kín đáo và tránh các tác động bên ngoài, cách sống đó khiến hắn lúc nào cũng sợ sệt mọi thứ xung quanh sẽ ảnh hưởng đến mình.
Bê-li-cốp thường xuyên thích đi đến các giáo viên trong trường, mặc dù chẳng làm gì cả, ngồi và trở về sau đó vài giờ. Điều này khiến mọi người xung quanh và các giáo viên trong trường hắn vô cùng sợ hãi với thái độ và cách sống. Bê-li-cốp còn có ý định cưới vợ, người vợ dự định cưới tên là Va-ren-ca, chị gái của Cô-va-len-cô, giáo viên trẻ mới ra trường.
Bê-li-cốp được một cậu nào đó gửi cho bức tranh châm biếm điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý của hắn. Bê-li-cốp đi trên đường thì thấy hai chị em Va-ren-ca phóng xe đạp ngoài đường và hét lớn điều này làm cho hắn sửng sốt, ngạc nhiên. Hắn tới nhà và góp ý với 2 chị em về việc những điều con gái không nên làm, hai tư tưởng đối lập nhau dẫn đến xô xát, Bê-li-cốp ngã xuống cầu thang, tức giận và nhục nhã hắn trở về nhà.
Sau đó một thời gian, Bê-li-cốp qua đời trong im lặng, mọi người đưa tiễn hắn, trong lòng ai cũng cảm thấy như được giải thoát, tuy nhiên lối sống trong bao của hắn đã ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và còn rất nhiều người trong xã hội như hắn còn tồn tại.
=> Bê-li-cốp nhân vật đại diện cho lớp người trí thức của nước Nga trong giai đoạn trước, kiểu người chỉ biết sống cô lập, ích kỷ, cổ hủ trong vỏ bọc của mình. Tác giả cũng kêu gọi mọi người hãy cùng nhau thay đổi lối sống đó để xã hội tiến bộ, văn minh hơn.
Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa truyện
– Đặc sắc nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất (lời kể của Pu-rơ-kin) còn tác giả giữ ngôi thứ ba để tăng tính chân thật cho câu chuyện.
+ Giọng kể chân thật, bình tĩnh nhưng tạo được sự bức bối và những trăn trở.
+ Xây dựng thành công hình tượng nhân vật một cách cụ thể và chân thực
+ Xây dựng hình ảnh “cái bao” mang tính độc đáo và giá trị nghệ thuật sâu sắc. “Cái bao” có nghĩa gốc là một dụng cụ đựng đồ vật. Từ đó suy ra ý nghĩa biểu tượng cho một cuộc sống gò bó, bị thu hẹp vào một không gian chật chội. Nó đại diện cho một kiểu người trong xã hội Nga nửa cuối thế kỷ XIX.
=> Làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: chỉ một kiểu người tự biến mình thành một đồ vật, một cái máy chỉ thực hiện theo những nguyên tắc, yêu cầu khác nhau. Đó cũng là thực trạng nước Nga lúc bấy giờ khi đắm chìm trong sự trì trệ và khủng hoảng.
– Ý nghĩa truyện:
+ Truyện “Người trong bao” mang đến một ý nghĩa thời sự sâu sắc: thể hiện lối sống hèn mọn, cố chấp và bảo thủ tồn tại trong xã hội học đường. Đó là lối sống của một học đường hèn nhát, ích kỷ, giáo điều. “Người trong bao” thể hiện lối sống hạn hẹp của những con người ngu dốt, hèn mọn trong xã hội, luôn thu mình vào cái vỏ bọc chật hẹp.
+ Thể hiện thái độ trước lối sống đó: cần có thái độ phê phán, lên án chỉ trích lối sống đó. Và cần xác định lại một lối sống lành mạnh đúng với những chuẩn mực và đạo đức cộng đồng.
Xem thêm: Tóm tắt Vào phủ chúa trịnh
Chúc các bạn học tốt môn Văn.
Các bạn có thể tìm kiếm bài viết này trên google bằng các từ:
– tóm tắt truyện người trong bao bằng sơ đồ
– tóm tắt truyện người trong bao ngắn nhất
– tóm tắt nội dung người trong bao
Nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài Tôi yêu em
Cảm nhận về bài thơ Từ ấy ngắn hay
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy tác giả Tố Hữu
Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang lớp 11
Ý nghĩa nhan đề Thuốc nhà văn Lỗ Tấn
Bài số 5 lớp 11 đề 2: cảm nhận hình tượng nhân vật Chí Phèo