Tóm tắt, bố cục văn bản Những đứa trẻ Lớp 9

Những đứa trẻ được trích Thời thơ ấu của tác giả Mác-xim Gor-ki kể về tình bạn đáng quý của tác giả với các đứa trẻ thiếu may mắn khác. Em hãy chia bố cục và tóm tắt văn bản Những đứa trẻ văn 9 đầy đủ các ý chính theo yêu cầu SGK.

Nội dung bài viết

Bố cục, tóm tắt bài Những đứa trẻ

1. Vài nét tác giả, tác phẩm

Mác-xim Gor-ki là một nhà văn học xuất sắc người Nga. Ông là người có công đầu to lớn trong nền văn học Xô- Viết, được minh danh là văn lớn của nhân loại thế kỉ XX. Cuộc đời ông cũng gắn liền với những thăng trầm của cuộc sống ngay từ thời trẻ thơ. Tập hồi kí nổi tiếng viết về cuộc đời ông là Những ngày thơ ấu, viết năm 1913-1914. Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm giá trị khác để lại cho thời đại như Kiếm sống, Những trường đại học của tôi…

Những đứa trẻ trích nằm trong chương IX tác phẩm Những ngày thơ ấu của Mác-xim Gor-ki.

2. Bố cục văn bản

Văn bản Những đứa trẻ chia làm 3 phần khác nhau:

– Phần 1: Từ đầu bài đến “ấn em nó cúi xuống”. => Nói lên sự gắn bó thân thiết của những đứa trẻ với nhau.

– Phần 2: Tiếp theo cho đến “không được đến nhà tao”. => Người lớn ra sức ngăn cản những đứa trẻ chơi cùng với nhau.

– Phần 3: Tiếp theo cho đến hết. => Mặc cho người lớn ngăn cản chúng vẫn chơi với nhau thân thiết bằng tình bạn đẹp.

3. Nội dung:

Bằng tài kể chuyện xuất chúng, lôi cuốn, Mác-xim Gor-ki đã tường thuật lại một câu chuyện về tình bạn thắm thiết giữa ông và ba đứa trẻ hàng xóm thời thơ ấu. Đây là câu chuyện giàu hình ảnh đan xen những chuyện đời thường, bất chấp định kiến xã hội lúc bấy giờ.

4. Nghệ thuật:

Mác-xim Gor-ki đã sử dụng nghệ thuật kể chuyện xuất sắc:

– Cách kể chuyện hấp dẫn, cách tự thuật và nhớ lại tự nhiên

– Hình ảnh giàu cảm xúc, cách tưởng tượng phong phú

– Cuộc đối thoại luôn sinh động, phù hợp với phát triển tâm lý của nhân vật

– Cách kể chuyện đời thường đan xen với truyện cổ tích làm câu chuyện thêm lôi cuốn người đọc.

Xem thêm >>> Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt tác phẩm Hai đứa trẻ (10 mẫu)

 

5. Tóm tắt văn bản Những đứa trẻ ngắn gọn

Bài mẫu số 1

Sau một tuần diễn ra sự việc đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng, ba anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại tiếp tục chơi với A-li-ô-sa. Khi gặp chúng kể với nhau nghe nhiều chuyện khác nhau nào là chuyện bắt chim, chuyện cổ tích. Thấy vậy người lớn bèn ngăn cản không cho chúng tôi chơi cùng nhau. Không phải vì bị cấm mà những đứa trẻ không chơi với nhau, hằng ngày chúng vẫn chơi với nhau vui vẻ nhưng bằng cách vụng trộm.

Bài mẫu số 2

Sự việc đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng sau một tuần trôi qua, ba anh em hàng xóm lại ra sân chơi và gọi nhân vật “tôi” chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện, A-li-ô-sa hỏi về cha mẹ của ba anh em. Thấy chúng buồn, A-li-ô-sa đã an ủi bằng cách kể cho chúng nghe về những câu chuyện cổ tích của bà. Rồi khi bố chúng xuất hiện và cấm chơi với nhân vật “tôi”, nhưng chúng vẫn chơi với nhau, kể cho nhau một cách vui vẻ bằng các câu chuyện vui buồn.

Bài mẫu số 3

Ba anh em nhà Ốp-xi-an-ni-cốp ngày nào cũng chơi đến tối mịt. Nhân vật “tôi” một lần cứu đứa em rơi xuống giếng và bắt đầu chơi cùng ba anh em. Chúng trò chuyện vui vẻ, nhưng lại bị bố của ba anh em cấm và thẳng thừng ném ra sân. Nhưng chúng vẫn chơi với nhau một cách vui vẻ bằng cách vụng trộm: khoét một lỗ nhỏ hình bán nguyệt ở hàng rào. Chúng tiếp tục kể cho nhau nghe về những câu chuyện vui buồn hay những câu chuyện cổ tích của bà A-li-ô-sa.

Bài mẫu số 4

Những đứa trẻ là câu chuyện tình bạn khăng khít giữa A-li-ô-sa và ba anh em nhà Viên tá Ốp-xi-an-ni-cốp. Tình bạn của chúng bắt đầu sau sự việc đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng. Chúng chơi với nhau vui vẻ nhưng lại bị bố của ba anh em ngăn cấm và ném nhân vật “tôi” ra ngoài sân. Nhưng mặc kệ sự ngăn cấm, chúng vẫn chơi vụng trộm với nhau bằng cách khoét một lỗ nhỏ hình bán nguyệt ở hàng rào. Chúng lại tiếp tục kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn. A-li-ô-sa vẫn kể cho ba anh em về những câu chuyện cổ tích của bà khiến chúng thấy hạnh phúc.

Xem thêm: Tóm tắt Cố hương

Từ khóa tìm kiếm:

Lớp 9 -